Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
239638

Bài tuyên truyền phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò

Ngày 03/04/2023 00:00:00

TT

Bài tuyên truyền về bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò

Thưa quý vị cùng toàn thể nhân dân

Những ngày gần đây, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại địa bàn huyện Nga Sơn. Theo cơ quan chuyên môn, Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò và không lây bệnh sang người. Virus này có sức đề kháng cao, có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 - 3 tháng. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như: muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình 4 - 14 ngày… Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu: Sốt cao, bỏ ăn, suy nhược, gầy yếu, hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân. Bệnh gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

Hiện nay tình hình rất bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan cực nhanh. Hiện nay trên địa bàn xã đã có 2 hộ gia đình có trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục. Do vậy nếu chúng ta không làm tốt công tác phòng chống bệnh thì toàn bộ đàn trâu, bò trên địa bàn xã có nguy cơ sẽ bị bệnh viêm da nổi cục. Trước tình hình đó, UBND xã cấp hóa chất cho các đơn vị tổ chức phun phòng tại các hộ chăn nuôi trâu, bò. Tổ chức tiêm phòng trên 100% đàn trâu bò và hỗ trợ công tiêm cho các hộ, các hộ gia đình chăn nuôi tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò chỉ trả tiên vácxin với mức 40.000 đồng/con. Các hộ chăn nuôi trâu, bò cần tăng cường chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò. Thường xuyên khử trùng chuồng trại, diệt ruồi, muỗi, ve mòng, không chăn thả trâu bò ra đồng. Khi trâu, bò có dấu hiệu bị bệnh thực hiện việc các ly tuyệt đối, hạn chế người ra vào khu vực nuôi trâu, bò, tiêu độc khử trùng, hàng ngày bằng hóa chất, không được bán chạy hoặc giết mổ trâu, bò bị bệnh.

Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò là bệnh mới ở, lần đầu tiên xuất hiện và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp nên các hộ chăn nuôi cần quan tâm, làm tốt công tác phòng chống dịch theo khuyến cáo để bảo vệ an toàn đàn trâu bò trên địa bàn toàn xã, khống chế dịch có hiệu quả, không để lây lan ra diện rộng.

Bài tuyên truyền phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò

Đăng lúc: 03/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

TT

Bài tuyên truyền về bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò

Thưa quý vị cùng toàn thể nhân dân

Những ngày gần đây, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại địa bàn huyện Nga Sơn. Theo cơ quan chuyên môn, Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò và không lây bệnh sang người. Virus này có sức đề kháng cao, có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 - 3 tháng. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như: muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình 4 - 14 ngày… Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu: Sốt cao, bỏ ăn, suy nhược, gầy yếu, hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân. Bệnh gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

Hiện nay tình hình rất bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan cực nhanh. Hiện nay trên địa bàn xã đã có 2 hộ gia đình có trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục. Do vậy nếu chúng ta không làm tốt công tác phòng chống bệnh thì toàn bộ đàn trâu, bò trên địa bàn xã có nguy cơ sẽ bị bệnh viêm da nổi cục. Trước tình hình đó, UBND xã cấp hóa chất cho các đơn vị tổ chức phun phòng tại các hộ chăn nuôi trâu, bò. Tổ chức tiêm phòng trên 100% đàn trâu bò và hỗ trợ công tiêm cho các hộ, các hộ gia đình chăn nuôi tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò chỉ trả tiên vácxin với mức 40.000 đồng/con. Các hộ chăn nuôi trâu, bò cần tăng cường chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò. Thường xuyên khử trùng chuồng trại, diệt ruồi, muỗi, ve mòng, không chăn thả trâu bò ra đồng. Khi trâu, bò có dấu hiệu bị bệnh thực hiện việc các ly tuyệt đối, hạn chế người ra vào khu vực nuôi trâu, bò, tiêu độc khử trùng, hàng ngày bằng hóa chất, không được bán chạy hoặc giết mổ trâu, bò bị bệnh.

Dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò là bệnh mới ở, lần đầu tiên xuất hiện và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp nên các hộ chăn nuôi cần quan tâm, làm tốt công tác phòng chống dịch theo khuyến cáo để bảo vệ an toàn đàn trâu bò trên địa bàn toàn xã, khống chế dịch có hiệu quả, không để lây lan ra diện rộng.