Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
239638

Kế hoạch đảm bảo ATTP trong dịp tết Nguyên Đán

Ngày 07/03/2024 10:20:03

AT

UBND XÃ BA ĐÌNH BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-BCĐ Ba Đình, ngày tháng năm 2024 KẾ HOẠCH Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 Thực hiện Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 28/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. Ban Chỉ đạo về quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm xã Ba Đình ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, gồm những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. - Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. 2. Yêu cầu - Phát huy tối đa các hình thức truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các hộ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm được cung ứng từ ngoài xã. Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trong quá trình kiểm tra. II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI - Thời gian: Từ ngày 11/01/2024 đến hết ngày 20/3/2024. - Phạm vi: Trên phạm vi toàn xã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI 1. Hoạt động tuyên truyền Phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện tuyên truyền thích hợp về bảo đảm an toàn thực phẩm cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội, quản lý an toàn thực phẩm theo đặc thù 2 địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm, phổ biến các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng. 1.1. Đối tượng, nội dung truyền + Đối với UBND xã và các thôn - Triển khai các hoạt động tuyên truyền trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 theo chỉ đạo tại các kế hoạch của Ban Chỉ đạo về quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm xã Ba Đình. - Tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm mới được Trung ương, địa phương ban hành, đặc biệt tuyên truyền các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; tuyên truyền sâu rộng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn để giúp người tiêu dùng tiếp cận các thông tin về cơ sở, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. - Thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, khu Lễ hội trong mùa Lễ hội. + Đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống - Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản các sản phẩm thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán. - Tuyên truyền việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. - Tuyên truyền đảm bảo các điều kiện sản xuất, bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh, mứt cổ truyền để đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm...; phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; - Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các 3 chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... - Công khai tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật. + Đối với người tiêu dùng thực phẩm - Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. - Hướng dẫn cách kiểm tra nhãn sản phẩm thực phẩm. - Tuyên truyền không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ, chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. - Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết: Không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia. - Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu. - Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. - Thông tin về cơ sở thực phẩm (tên, địa chỉ) vi phạm về an toàn thực phẩm để Nhân dân biết và tránh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. 2.2. Hình thức tuyên truyền Thực hiện đồng bộ các hoạt động tuyên truyền về đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể: - Tuyên tuyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của thôn và các hội nghị: Huy động đài truyền thanh xã dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, phát huy hệ thống đài truyền thanh ở thôn để tập trung chuyển tải thông điệp “Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2023”; viết bài phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm trong dịp Tết, Lễ hội; phổ biến các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm. - Ngoài ra, đưa vào thảo luận và có nghị quyết về đảm bảo an toàn thực phẩm trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng. - Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng nhiều hình thức như: treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích, cờ phướn... 1. 3. Khẩu hiệu tuyên truyền 4 1. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn. 2. Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng. 3. Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. 4. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Giáp Thìn trọn niềm vui. 5. Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. 2. Hoạt động kiểm tra - Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã (sau đây viết tắt là BCĐ xã) thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; yêu cầu không chồng chéo, trùng lắp, không quá 01 lần/năm tại cơ sở, đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; chỉ đaọ Triển khai thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. 2.1. Đối tượng kiểm tra Đối tượng kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Lễ hội. 2. 2. Nội dung kiểm tra Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; chú trọng kiểm tra chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm... 2. 3. Thời gian thực hiện Từ ngày 12/01/2024 đến ngày 20/3/2024. 3. Tổng kết, báo cáo Báo cáo báo cáo kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn (theo Mẫu) về văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện trước ngày 13/02/2024 - Trước ngày 14/3/2024: Đoàn kiểm tra ATTP xã báo cáo kết quả kiểm tra Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2024 về Văn phòng phụ trách về vệ sinh an toàn thực phẩm xã tổng hợp, tham mưu cho Ban Chỉ đạo xã báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2024 trên địa bàn với Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện. IV. KINH PHÍ Kinh phí thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2024 trên địa bàn xã được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giao văn phòng phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm xã xây dựng kinh phí thực hiện. 5 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cơ quan chủ trì Ủy ban nhân dân xã, Ban chỉ đạo về VSATTP xã Ba Đình. 2. Cơ quan thường trực UBND xã, văn phòng phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm xã: Chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, hoạt động kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo và thực hiện các nội dung liên quan công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định. 3. Cơ quan phối hợp - Cán bộ Nông nghiệp&PTNN; Văn phòng UBND; Địa chính TN & MT; Ban văn hóa; Kế toán; Đài truyền thanh; Trạm y tế; Công an xã; các ban nghành đoàn thể xã, tổ giám sát thôn phối hợp triển khai thực hiện. - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán, lưu thông, người sử dụng thực phẩm trên địa bàn xã chấp hành các quy định trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý, truy xuất, thu hồi sản phẩm thực phẩm không đảm bảo lưu thông trên địa bàn. Trên đây là kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xã (qua Văn phòng phụ trách về vệ sinh an toàn thực phẩm xã) để xem xét, chỉ đạo. Nơi nhận: - BCĐ về VSATTP huyện; - TT Đảng uỷ, HĐND xã; - Chủ tịch, PCT UBND xã; - Các thành viên BCĐ về VSATTP xã; - Các ban, ngành, thôn có liên quan; - Lưu: VT, HS ATTP. TRƯỞNG BAN CHỦ TỊCH UBND XÃ Mai Văn Xuân

Kế hoạch đảm bảo ATTP trong dịp tết Nguyên Đán

Đăng lúc: 07/03/2024 10:20:03 (GMT+7)

AT

UBND XÃ BA ĐÌNH BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-BCĐ Ba Đình, ngày tháng năm 2024 KẾ HOẠCH Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 Thực hiện Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 28/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. Ban Chỉ đạo về quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm xã Ba Đình ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, gồm những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. - Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. 2. Yêu cầu - Phát huy tối đa các hình thức truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các hộ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm được cung ứng từ ngoài xã. Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trong quá trình kiểm tra. II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI - Thời gian: Từ ngày 11/01/2024 đến hết ngày 20/3/2024. - Phạm vi: Trên phạm vi toàn xã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI 1. Hoạt động tuyên truyền Phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện tuyên truyền thích hợp về bảo đảm an toàn thực phẩm cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội, quản lý an toàn thực phẩm theo đặc thù 2 địa phương; kịp thời công khai các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm, phổ biến các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng. 1.1. Đối tượng, nội dung truyền + Đối với UBND xã và các thôn - Triển khai các hoạt động tuyên truyền trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 theo chỉ đạo tại các kế hoạch của Ban Chỉ đạo về quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm xã Ba Đình. - Tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm mới được Trung ương, địa phương ban hành, đặc biệt tuyên truyền các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; tuyên truyền sâu rộng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn để giúp người tiêu dùng tiếp cận các thông tin về cơ sở, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. - Thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, khu Lễ hội trong mùa Lễ hội. + Đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống - Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản các sản phẩm thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán. - Tuyên truyền việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. - Tuyên truyền đảm bảo các điều kiện sản xuất, bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh, mứt cổ truyền để đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm...; phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; - Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các 3 chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... - Công khai tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật. + Đối với người tiêu dùng thực phẩm - Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. - Hướng dẫn cách kiểm tra nhãn sản phẩm thực phẩm. - Tuyên truyền không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ, chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. - Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết: Không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia. - Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng...; không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu. - Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. - Thông tin về cơ sở thực phẩm (tên, địa chỉ) vi phạm về an toàn thực phẩm để Nhân dân biết và tránh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. 2.2. Hình thức tuyên truyền Thực hiện đồng bộ các hoạt động tuyên truyền về đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể: - Tuyên tuyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của thôn và các hội nghị: Huy động đài truyền thanh xã dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, phát huy hệ thống đài truyền thanh ở thôn để tập trung chuyển tải thông điệp “Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2023”; viết bài phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm trong dịp Tết, Lễ hội; phổ biến các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm. - Ngoài ra, đưa vào thảo luận và có nghị quyết về đảm bảo an toàn thực phẩm trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng. - Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan bằng nhiều hình thức như: treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích, cờ phướn... 1. 3. Khẩu hiệu tuyên truyền 4 1. Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn. 2. Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng. 3. Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. 4. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Giáp Thìn trọn niềm vui. 5. Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. 2. Hoạt động kiểm tra - Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã (sau đây viết tắt là BCĐ xã) thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; yêu cầu không chồng chéo, trùng lắp, không quá 01 lần/năm tại cơ sở, đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; chỉ đaọ Triển khai thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. 2.1. Đối tượng kiểm tra Đối tượng kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Lễ hội. 2. 2. Nội dung kiểm tra Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; chú trọng kiểm tra chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; lấy mẫu kiểm nghiệm... 2. 3. Thời gian thực hiện Từ ngày 12/01/2024 đến ngày 20/3/2024. 3. Tổng kết, báo cáo Báo cáo báo cáo kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn (theo Mẫu) về văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện trước ngày 13/02/2024 - Trước ngày 14/3/2024: Đoàn kiểm tra ATTP xã báo cáo kết quả kiểm tra Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2024 về Văn phòng phụ trách về vệ sinh an toàn thực phẩm xã tổng hợp, tham mưu cho Ban Chỉ đạo xã báo cáo kết quả kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2024 trên địa bàn với Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm huyện. IV. KINH PHÍ Kinh phí thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2024 trên địa bàn xã được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Giao văn phòng phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm xã xây dựng kinh phí thực hiện. 5 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cơ quan chủ trì Ủy ban nhân dân xã, Ban chỉ đạo về VSATTP xã Ba Đình. 2. Cơ quan thường trực UBND xã, văn phòng phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm xã: Chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, hoạt động kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo và thực hiện các nội dung liên quan công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định. 3. Cơ quan phối hợp - Cán bộ Nông nghiệp&PTNN; Văn phòng UBND; Địa chính TN & MT; Ban văn hóa; Kế toán; Đài truyền thanh; Trạm y tế; Công an xã; các ban nghành đoàn thể xã, tổ giám sát thôn phối hợp triển khai thực hiện. - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán, lưu thông, người sử dụng thực phẩm trên địa bàn xã chấp hành các quy định trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý, truy xuất, thu hồi sản phẩm thực phẩm không đảm bảo lưu thông trên địa bàn. Trên đây là kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xã (qua Văn phòng phụ trách về vệ sinh an toàn thực phẩm xã) để xem xét, chỉ đạo. Nơi nhận: - BCĐ về VSATTP huyện; - TT Đảng uỷ, HĐND xã; - Chủ tịch, PCT UBND xã; - Các thành viên BCĐ về VSATTP xã; - Các ban, ngành, thôn có liên quan; - Lưu: VT, HS ATTP. TRƯỞNG BAN CHỦ TỊCH UBND XÃ Mai Văn Xuân